Bệnh ghẻ

Có lẽ giờ đây, khi nhắc tới bệnh ghẻ, nhiều người, nhất là những người sống ở thành phố sẽ nghĩ rằng đây là bệnh chỉ gặp ở những nơi có điều kiện dinh dưỡng và vệ sinh kém. Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy rằng, ngay cả những thành phố lớn, bệnh ghẻ vẫn tồn tại và nhiều khi bị chẩn đoán nhầm. 

  1. Vậy căn nguyên gây bệnh ghẻ là gì?

Bệnh ghẻ thuộc nhóm bệnh ngoài da do ký sinh trùng ghẻ có tên Sarcoptes scabiei hominis, lây từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp hoặc qua quần áo, chăn chiếu có ghẻ và trứng ghẻ.

Hình ảnh con ghẻ dưới kính hiển vi
  1.  Đối tượng nào dễ bị ghẻ?

Bất kỳ đối tượng nào, dù nam hay nữ, dù già hay trẻ đều có thể mắc bệnh ghẻ. Bệnh phổ biến ở các nước kém phát triển, đặc biệt vùng đông dân cư, vệ sinh kém.

  1. Bênh ghẻ có biểu hiện như thế nào?
    • Bệnh có biểu hiện ngứa dữ dội, lan tỏa, thường ngứa nhiều hơn về đêm ảnh hưởng giấc ngủ, nhiều người trong gia đình cùng ngứa.
Hình ảnh ghẻ tại bộ phận sinh dục
  1. Bệnh ghẻ được chẩn đoán dựa vào gì?
  • Để chẩn đoán bệnh dựa vào triệu chứng lâm sàng, dịch tễ người sống chung cùng nhà bị và các xét nghiệm như soi kính hiển vi thấy cái ghẻ, chụp dermoscopy thấy hình ảnh đặc trưng.
  • Trong trường hợp xét nghiệm không tìm thấy ký sinh trùng nhưng dịch tễ và lâm sàng nghi ngờ, các xét nghiệm cần được làm lại.

5. Điều trị bệnh ghẻ như thế nào?

Nguyên tắc:

  • Phát hiện, điều trị sớm, điều trị cùng lúc tất cả những người bị ghẻ trong gia đình, tập thể.
  • Bôi thuốc vào buổi tối, đúng cách
  • Cách ly người bệnh, là luộc quần áo, vệ sinh chăn chiếu, đồ dùng…

Đối với trường hợp triệu chứng dai dẳng:

Với trường hợp bệnh nhân đã hoàn thành điều trị, vẫn còn tồn tại triệu chứng ban ngày và ngứa trên 2 tuần, cần xem xét các khả năng sau: 

  • Kháng điều trị
  • Điều trị thất bại
  • Tái nhiễm
  • Dị ứng thuốc hoặc ban nặng lên do phản ứng với kháng nguyên ghẻ

Đối với trường hợp đáp ứng điều trị kém hoặc kháng trị, kiểm tra lại cách bôi thuốc của bệnh nhân. Ở bệnh nhân ghẻ vảy, sự thâm nhập của thuốc bôi và da kém do vảy dày làm giảm đáp ứng với điều trị

Trong trường hợp tái nhiễm, tất cả những người đã tiếp xúc với bệnh nhân bị ghẻ nên được điều trị. Điều trị cho những người tiếp xúc là rất quan trọng để điều trị thành công lâu dài. Hướng dẫn khuyến nghị rằng, theo quy định, những người tiếp xúc như những người trong gia đình hoặc hộ gia đình của cá nhân bị ảnh hưởng cũng nên được điều trị.

Tuy nhiên, ngay cả khi đã điều trị thành công và chống tái nhiễm, bênh nhân có thể biểu hiện viêm da dị ứng do thuốc bôi. 

Điều trị ngứa sau ghẻ, bệnh nhân nên được sử dụng: 

  • Bôi dưỡng ẩm liên tục
  • Thuốc kháng histamin và corticoid bôi tại chỗ mức độ nhẹ có thể sử dụng để giảm triệu chứng.
  1. Kết luận

Ghẻ là một tình trạng bệnh lý da phổ biến, là một vấn đề sức khỏe quan trọng đối với các nước đang phát triển và đối với những người có hệ thống miễn dịch yếu. Bệnh không quá nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị tận gốc có thể dẫn đến nhiễm trùng da, chàm hóa hay một số biến chứng nghiêm trọng khác. 

Cách tốt nhất để phòng tránh bệnh ghẻ là tránh tiếp xúc trực tiếp với da của người bị bệnh ghẻ. Không nên sử dụng quần áo hoặc khăn trải giường chung với người bị nhiễm ghẻ.

  Nâng cao nhận thức về các biểu hiện khác nhau của bệnh ghẻ, người bệnh đến khám sớm ngay khi có triệu chứng góp phần chẩn đoán chính xác và nhanh hơn. 

Nếu các thành viên trong gia đình bạn có các biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh ghẻ hoặc ngứa dai dẳng sau ghẻ hãy liên hệ phòng khám Da liễu Thanh Tâm để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời.

Tài liệu tham khảo:

  1. ” The Treatment of Scabies” Corinna Dressler, Stefanie Rosumeck, Cord Sunderkötter, Ricardo Niklas Werner, Alexander Nast 2016.
  2. ” Epidemiology, Diagnosis, and Treatment of Scabies in a Dermatology Office?” Kathryn L. Anderson, MD, and Lindsay C. Strowd, MD. 2017

Phòng khám da liễu Thanh Tâm – Số 6, ngõ 92 Trương Định, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Website: https://pkdalieuthanhtam.com/     

 Hotline/Zalo: 091 9050066

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *