Cuộc sống ngày càng phát triển cùng với nhiều tiện ích phục vụ cho nhu cầu sống đặc biệt các sản phẩm dành cho bé yêu ra đời song hành với quá trình phát triển của trẻ. Trong số đó tã bỉm là sản phẩm phổ biến, đươc sử dụng rất rộng rãi. Do tiện lợi về vấn đề vệ sinh ở trẻ, nhất là trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh, nhiều gia đình cho bé mặc bỉm 24/24 giờ ảnh hưởng đến làn da non nớt của bé, có thể khiến cho bé bị viêm loét da, hăm tã, đặc biệt là vào mùa hè nóng bức.
- Viêm da tã lót là gì?
Viêm da tã lót, còn được gọi là chứng hăm tã, là một thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng viêm da gặp ở vùng sử dung tã lót. Tình trạng này gây nên do viêm da tiếp xúc kích ứng do bít tắc và tiếp xúc lâu dài với phân, nước tiểu; nấm candida là chính. Bệnh có thể gặp ở bất kỳ trẻ nào có mặc tã, nhưng thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh và nhũ nhi.
2. Nguyễn nhân gây ra viêm da tã lót là gì?
Các nguyên nhân gây viêm da tã lót kích ứng nguyên phát, bao gồm:

- Tiếp xúc lâu với phân:
- Trẻ không đóng bỉm nhưng vẫn bị viêm da tã lót nếu trẻ tiêu chảy kéo dài, thời gian tiếp xúc với phân kéo dài và da quá ẩm ướt
- Tình trạng viêm da tã lót sẽ cải thiện ngay lập tức sau khi tiêu chảy ngừng
- Các enzym trong phân như proteasse, lipase có thể đóng vai trò
- Tăng thời gian tiếp xúc với nước tiểu
- Tăng độ ẩm khi đóng bỉm
- Vùng tã lót có thể ẩm hơn nếu trẻ sốt hoặc ra mồ hôi
- Ẩm quá tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển
- Da ẩm ướt cũng dễ bị nứt nẻ hơn
- Tăng nhiệt độ gây ra giãn mạch và khởi động quá trình viêm
- Do cọ xát kéo dài
3. Nguyên nhân của viêm da tã lót là gì?
- Viêm da tã lót kích ứng: có thể có biểu hiện từ ban đỏ nhẹ không có triệu chứng đến viêm nặng. Vị trí thường gặp ở vùng tiếp xúc với tã như: mông, đùi, bẹn, bộ phận sinh dục
- Viêm da tã lót nhẹ: các sẩn ban đỏ rải rác hoặc ban đỏ nhẹ không có triệu chứng trên các vùng da giới hạn với độ ẩm và kích ứng ma sát tối thiểu.
- Viêm da tã lót trung bình: ban đỏ lan rộng hơn với vết sần sùi hoặc vết trợt trên bề mặt. Trẻ có biểu hiện đau và khó chịu.
- Viêm da tã lót nặng: ban đỏ lan rộng với bề ngoài bóng loáng, vết trợt đau, sẩn và nốt sần.
- Viêm da tiếp xúc dị ứng: ít gặp ở trẻ dưới 2 tuổi, nếu bôi thuốc mà nặng thêm ban sẵn có nghi ngờ dị ứng thuốc. Nguyên nhân khác có thể gặp do chất bảo quản, chất tạo mùi, thuốc nhuộm trong bỉm, khăn lau. Tổn thương dạng chàm, gặp ở vùng lồi, vùng nếp kẽ, vòng đùi, bụng (dị ứng cao su).
- Viêm da tã lót do Candida: hay gặp thứ 2 sau viêm da tã lót kích ứng biểu hiện bằng các mảng đỏ bờ rõ, đỏ đậm, vảy và sẩn ướt – mủ vệ tinh ở xung quanh,nặng có thể trợt. Trái ngược với viêm da tã lót kích ứng đơn giản, nhiễm nấm candida thường liên quan đến các nếp gấp, nếp kẽ
- Khi bị viêm da tã lót trẻ thường có biểu hiện ngứa, đau rát, quấy khóc, khó ngủ.
4. Chẩn đoán viêm da tã lót như thế nào?
Chẩn đoán viêm da tã lót kích ứng dựa trên lâm sàng, sự xuất hiện của ban đỏ liên quan đến bề mặt lồi của mông và vùng sinh dục.
Có thể thực hiện một số xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây bệnh như nhuộm soi tìm vi khuẩn, soi tươi tìm nấm để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Các xét nghiệm này không xâm lấn và có kết quả nhanh chóng.
5. Chẩn đoán phần biệt viêm da tã lót với các bệnh khác như thế nào?
- Viêm da dầu: thường gặp ở trẻ sơ sinh, biểu hiện là các sẩn và mảng ban đỏ có giới hạn rõ với vảy màu vàng mỡ nổi bật nhất ở các nếp gấp. Hầu hết trẻ sơ sinh cũng có biểu hiện ở da đầu, mặt, cổ và các nếp gấp da khác (nách, khoeo).
- Bệnh vảy nến: xuất hiện ở mọi lứa tuổi và ban đầu có thể phát triển ở vùng quấn tã, biểu hiện bằng các sẩn và mảng ban đỏ, có ranh giới rõ ràng, có vảy ở vùng quấn tã. Có thể có tiền sử gia đình mắc bệnh vẩy nến và các mảng ban đỏ có vảy cũng có thể xuất hiện ở những vị trí khác trên cơ thể.
- Ghẻ: có thể xuất hiện ở vùng quấn tã ở trẻ sơ sinh. Viêm da ngứa cấp tính, lan rộng là biểu hiện thường gặp nhất. Các biểu hiện ở da bao gồm phát ban mụn nước lan rộng liên quan đến thân, nách, cổ, lòng bàn tay và lòng bàn chân. Các thành viên khác trong gia đình có tổn thương tương tự và tiền sử ngứa ủng hộ chẩn đoán.
- Bệnh mô bào tế bào Langerhans (Langerhans cell histiocytosis –LCH) là một bệnh ác tính hiếm gặp của các tế bào tua gai với các biểu hiện lâm sàng đa dạng ở da, xương và các cơ quan khác trong cơ thể. Các tổn thương da sẩn hoặc sẩn mụn nước nhỏ, màu vàng đỏ mờ đục, có vảy; sẩn xuất huyết hoặc nodule với chấm xuất huyết giống tổn thương mạch máu/ phát ban giống thủy đậu hoặc mụn nước, mụn mủ. Vị trí hay gặp ở da đầu, thân mình, vùng kẽ, với các vảy chàm, tương tự Candida hoặc viêm da. Sinh thiết da là cần thiết để xác định chẩn đoán
- .
- .
- Bạo hành trẻ em: là một vấn đề quan trọng cần cân nhắc trong trường hợp viêm da tã nặng, không giải thích được. Viêm da tã lót nghiêm trọng dường như”kháng” với điều trị thực sự có thể là kết quả của việc cha mẹ hoặc người chăm sóc bỏ bê. Khu vực quấn tã cũng là nơi có thể gây bỏng và bầm tím ở trẻ em bị ngược đãi.
- Giang mai bẩm sinh: Các tổn thương da của bệnh giang mai bẩm sinh có thể xuất hiện khi sinh hoặc sau khi sinh, ở vùng quấn tã và/hoặc xung quanh miệng và mũi và có màu đồng đặc trưng, các dát và sẩn có vảy hoặc vết trợt; có thể có tổn thương sẩn quanh hậu môn (condyloma lata). Các biểu hiện khác của bệnh giang mai bẩm sinh bao gồm bong vảy đối xứng ở lòng bàn tay và lòng bàn chân, thiếu máu, gan lách to, vàng da và những thay đổi của xương dài. Chẩn đoán xác định bằng huyết thanh học hoặc kính hiển vi trường tối, nếu có.
6. Điều trị viêm da tã lót như thế nào?

Tài liệu tham khảo:
- ” Diaper dermatitis” Kimberly A Horii, MD 2022
- “Prevention and treatment of diaper dermatitis” Ulrike Blume-Peytavi MD, Varvara Kanti MD 2018
- “Treatment of diaper dermatitis” Susan Boiko, MD 2000.
Phòng khám da liễu Thanh Tâm – Số 6, ngõ 92 Trương Định, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Website: https://pkdalieuthanhtam.com/
Hotline/Zalo: 091 9050066