Vết thương là những tổn thương có gây ra tổn thương rách da hoặc niêm mạc. Vết thương phần mềm loại chỉ có tổn thương mô mềm: da, tổ chức liên kết dưới da, mỡ, cân, cơ.

  1. Vậy quá trình hồi phục vết thương diễn ra như thế nào?

Quá trình hồi phục vết thương da được diễn ra qua bốn giai đoạn phức tạp, thời gian khác nhau và chồng lấp lên nhau: giai đoạn phản ứng viêm, giai đoạn tăng sinh, giai đoạn sửa chữa và giai đoạn tăng sinh. Pha sửa chữa có thể kéo dài từ 21 ngày đến 1 năm. Bất kỳ rối loạn nào xảy ra trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình liền sẹo đều ảnh hưởng đến diễn biến bình thường cũng như chất lượng của sẹo.

2. Chăm sóc vết thương như nào là đúng cách?

Các nguyên tắc chăm sóc vết thương được tốt:

  • Loại bỏ dị vật, mô giập: Mở rộng vết thương dẫn lưu tốt
  • Giúp vết thương mau lành:  Tránh làm tổn thương vùng xung quanh vết thương, thay băng thường xuyên đúng kỹ thuật,.
  • Dung dịch sát khuẩn là hàng rào bảo vệ tránh vi khuẩn xâm nhập nhưng nó cũng có nguy cơ làm tổn thương mô hạt nên không dùng dung dịch sát khuẩn bôi lên vết thương nếu không có chỉ định. Các dung dịch có thể sử dụng: DD NaCl 0.9%, Povidone , Chlorhexidine , Dung dịch Dakin, Dung dịch Oxy già
  • Vết thương luôn tiết dịch nên việc giữ ẩm vết thương là cần thiết nhưng không phải là làm ướt vết thương. Năm 1962 G.D.Winter phát hiện quá trình biểu mô hóa vết thương ở môi trường ẩm nhanh gấp đôi. Môi trường ẩm VT tạo ra điều kiện tối ưu cho sự phát triển của tế bào, giúp tế bào tăng trưởng, biệt hóa và di trú nhằm tạo nên những tổ chức mới
  • Tránh làm đau khi thay băng

 Việc chăm sóc đúng cách cho vết thương có thể đẩy nhanh quá trình lành thương và giảm nguy cơ nhiễm trùng vết thương, giảm nguy cơ hình thành sẹo.

3. Vết thương như nào sẽ có nguy cơ hình thành sẹo cao?

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành sẹo trong đó yếu tố nhiễm trùng tại chỗ luôn đi kèm với quá trình chậm liền thương.  Vết thương nhiễm trùng, vết thương sâu, rộng và tình trạng đỏ da kéo dài (trên 1 tháng) sẽ dẫn đến nguy cơ hình thành sẹo lồi và sẹo phì đại cao. Tình trạng nhiễm khuẩn: thường đi kèm với quá trình chậm liền vết thương. 

Ngoài ra còn các yếu tố khác như:

  • Tại chỗ: Thiếu máu, ngoại vật, phù nề tăng áp lực mô
  • Toàn thân: Tuổi, giới/; Nội tiết; Stress; Thiếu máu; Bệnh lý nội khoa; Béo phì; Thuốc; Nghiện rượu, thuốc lá; Tình trạng suy giảm miễn dịch; Dinh dưỡng

4. Vậy việc điều trị dự phòng sẹo sau chấn thương bằng laser can thiệp sớm hay chờ đợi?

Ngày nay, số lượng ca chấn thương tăng, nhu cầu dự phòng sẹo sau chấn thương của người bệnh cũng ngày càng tăng cùng với sự phát triển cải tiến trong công nghệ laser đã chứng minh việc điều trị dự phòng sẹo sớm mang lại hiệu quả cao.

Điều trị laser sớm giúp “bình thường hóa” quá trình lành thương:

  • Điều biến phản ứng viêm: HSP-70, TGF-β(giảmTGF-β1), MMPs
    • Phá hủy chọn lọc mạch máu(anoxia)
    • Giảm hoạt động nguyên bào xơ
    • Tái sắp xếp collagen
    • Thượng bì, nhú bì

Thời điểm bắt đầu điều trị phụ thuộc vào loại sẹo(sau phẫu thuật, chấn thương, sau bỏng). Các chuyên gia đồng thuận thời điểm phù hợp 1-3 tháng sau chấn thương. Sẹo sau phẫu thuật có thể can thiệp sớm trong 1 tháng đầu.

Fractional CO2 laser: Phân hủy quang nhiệt vi điểm, thông qua hiệu ứng quang đông: hoạt hóa HSP, TGF-β3, MMP tăng lắng đọng collagen, tái tạo collgen, “chuyển sang cấu trúc da bình thường” giúp cải thiện độ dày, cấu trúc và bề mặt. Fractional CO2 laser  có thể làm tại thời điểm 1-3 tháng sau chấn thương.

Laser màu xung (PULSE DYE LASER): Chất màu hấp thu là OxyHemoglobin, phá hủy mạch máu của mô sẹo tân tạo gây “thiếu oxy mô”( tissue hypoxia) dẫn đến hình thành collagen mới; Làm giảm hoạt động, ức chế tăng sinh của nguyên bào xơ, giảm TGF-β1, giảm giải phóng Histamin; Đứt cầu nối sulfit của collagen sau đó sắp xếp lại sợi collagen giúp giảm đỏ, cải thiện kết cấu sẹo. Điều trị sớm PDL ngay ngày cắt chỉ sau phẫu thuật.

Như vậy laser có thể điều biến quá trinh lành thương theo hướng bình thường hóa giống mô da lành, giảm nguy cơ để lại sẹo xấu.

Nếu bạn đang lo lắng vì nguy cơ để lại sẹo xấu sau chấn thương như ngã xe, bỏng, hay phẫu thuật hãy liên hệ ngay với chúng tôi để có được phương án tốt nhất, phù hợp với từng giai đoạn của vết thương để có được sự phục hồi tốt nhất của làn da.

Tài liệu tham khảo:

  1. “Basic principles of wound management” David G Armstrong, DPM, MD, PhD Andrew J Meyr, DPM 2022
  2. “Risk factors for impaired wound healing and wound complications” David G Armstrong, DPM, MD, PhD Andrew J Meyr, DPM 2023
  3. “Keloids and hypertrophic scars  Rei Ogawa, MD, PhD, FACS 2022
  4. Laser therapy for hypertrophic scars and keloids” C Scott Hultman, MD, MBA, FACS Shunsuke Yoshida, MD, MS 2023
  5. “Mechanobiology of scarring. Wound Repair Regen”. Ogawa R. 2011

Phòng khám da liễu Thanh Tâm – Số 6, ngõ 92 Trương Định, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Website: https://pkdalieuthanhtam.com/    

Hotline/Zalo: 0919050066

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *